Top 10 tựa game cho bạn đóng vai ác mà vẫn được kết thúc có hậu
Như mình cũng có chia sẻ với anh em trong những bài viết trước, game không chỉ để giải trí mà nó còn đưa anh em đến những thế giới mới lạ, cho phép làm những thứ mà ngoài đời thực không thể làm được. Có nhiều game sẽ cho đấng mày râu sự lựa chọn, chọn đúng thì không sao, nhưng chọn sai thì phải chịu hình phạt thích đáng đấy nhé.
Tuy nhiên, song song đó cũng có số ít game đi ngược lại với điều trên, thậm chí có khi còn khuyến khích anh em làm điều sai trái là đằng khác. Những game này sẽ cho phép anh em quậy phá tưng bừng hoa lá, làm những điều vô đạo đức, hoặc thậm chí còn ra tay sát hại người khác mà chả cần phải lo lắng hậu quả về sau. Nhìn một cách tích cực thì nó cũng giúp anh em xả bớt xì-trét đó chứ. Sau đây là danh sách 10 tựa game cho phép bạn làm chuyện bất lương mà không phải gánh hứng chịu hậu quả.
Hitman
Mặc dù ngoài kia có nhiều game cho phép anh em hóa thân thành những điệp viên siêu cấp, ẩn mình len lỏi vào phòng tuyến của kẻ địch để hoàn thành nhiệm vụ mà không cần thiết phải đổ một giọt máu nào, Hitman lại là một series game cũng cho phép người chơi ẩn mình nhưng mà là để ám sát mục tiêu. Hầu hết các nhiệm vụ trong Hitman là bạn sẽ vào vai Đặc vụ 47 nhận nhiệm vụ ám sát một vài người, thường là ông trùm, sếp lớn, hay một nhân vật VIP nào đó.
Bạn sẽ phải đột nhập vào những khu vực an ninh rất nghiêm ngặt, camera 24/7, và lúc nào cũng có đội tuần tra rảo xung quanh mục tiêu. Đại đa số trường hợp bạn sẽ được biết mục tiêu là “kẻ xấu”, cần phải tiêu diệt; nhưng liệu điều này có đủ để biện minh cho việc bạn ra tay ám sát họ như một kẻ máu lạnh hay không?
Nhờ các màn chơi được gia công rất công phu và tỉ mỉ, y như một căn phòng giải đố nên nó đã phần nào tránh được cái mác là game “mô phỏng giết người”, mặc dù nó thực chất là như vậy (và cũng phải công nhận game khá là thú vị). Tuy nhiên, điều này vẫn không thể thay đổi được sự thật là Đặc vụ 47 giết người không gớm tay chỉ vì tiền và có thể sống ung dung tự tại mà không hề chi.
Papers, Please
Papers, Please là một tựa game rất đặc biệt trong thập kỷ này. Bạn sẽ vào vai một nhân viên hải quan, xem xét giấy tờ hồ sơ của người nhập cảnh và quyết định xem có nên cho người đó đi qua hay không. Cái hay của game này là nó biến game thủ thành một người rất quan liêu trong một chế độ độc tài, một con tốt thí làm những điều bất chính thay cho chính phủ.
Tất nhiên, bạn vẫn có quyền để những người không đủ giấy tờ (hoặc giấy tờ không hợp pháp) đi qua, nhưng bạn sẽ bị phạt tiền và khó trang trải cuộc sống hơn. Vì thế, thường thì bạn sẽ chọn phương án làm đúng theo “quy trình”: con ông cháu cha, hoàng thân quốc thích thì cho qua, còn những người khác thì từ chối, hoặc tệ hơn là tống họ vào tù luôn. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể làm nhục những người nhập cảnh bằng cách kiếm cớ để quét khắp cơ thể của họ trong lúc kiểm tra giấy tờ chẳng hạn.
Về sau game thì sẽ xuất hiện một tổ chức muốn lật đổ chính quyền và muốn chiêu mộ bạn. Và một lần nữa, bạn có quyền chấp nhận hoặc từ chối. Tùy vào quyết định của bạn mà game sẽ có 20 kết thúc khác nhau. Mặc dù bạn hoàn toàn có quyền trở thành một nhân viên hải quan “thiện lành”, song song đó bạn rất có thể trở thành một người kiên quyết làm đúng theo luật từ đầu cho đến cuối game (và khiến một cơ số người phải sống trong đau khổ và nhục nhã).
Watch Dogs
Series Watch Dogs nổi tiếng chờ có cơ chế hack mọi thứ trong game nhằm trục lợi cho bản thân mình. Người chơi có thể chỉnh đèn giao thông, hack camera an ninh, hoặc là nghe lén điện thoại của người khác. Mặc dù game thủ sẽ được nhận nhiệm vụ dùng kỹ năng hack của mình để triệt hạ phe phản diện, bạn vẫn rất có thể hack những thường dân khác “cho vui” mặc dù họ sống rất lương thiện, chả động chạm gì đến ai cả.
Ví dụ như chúng ta cũng có thể hack tài khoản ngân hàng của người khác, rút tiền trong đó ra, khiến nạn nhân sống trong sự nghèo đói và tù túng vì thu nhập của họ chả có gì gọi là dư dả cả. Đó là chưa kể bạn có toàn quyền điều khiển đèn giao thông, gây ra ách tắc hay thậm chí còn tai nạn không chừng; hoặc là làm cho cả thành phố bị cúp điện, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Bạn là hacker, nhưng là hacker mũ trắng hay hacker mũ đen thì game này đề ủng hộ cả 2 bàn tay nhé.
The Sims
Dòng game The Sims là quá nổi luôn rồi, và nó được nhiều người biết đến và yêu thích là vì 1 điều: chúng ta cũng có thể tạo dựng một cuộc sống như mơ với tựa game này. Dĩ nhiên, vớ nhiều người thì điều này sẽ là mua nhà, lập gia đình, mua nhà lớn hơn, và cứ tiếp diễn như thế. Cũng chính nhờ yếu tố này mà game thủ có thể thỏa sức tưởng tượng, làm những điều mà mình thích, kể cả những chuyện điên rồ.
Với năng lực như 1 vị thần, bạn có toàn quyền cho phép các nhân vật trong game tạo ra thêm thành viên mới trong gia đình, và đồng thời tước đoạt mạng sống của một vài người chỉ vì… thích thế. Bạn cũng có thể cho căn bếp bốc hỏa, chặn tất cả các lối ra và cho người bên cạnh Ư bị chết cháy; rút thang hồ bơi và để họ chết chìm; cho họ bị điện giật chết; làm việc kiệt sức đến chết; hay thậm chí trong The Sims 4 bạn còn có thể cho họ làm nhiệm vụ bay ra ngoài không gian dù biết rằng đây là tấm vé chỉ có “khứ” chứ không có “hồi”.
Dù cho EA có quảng bá The Sims là một tựa game mô phỏng thiện lành đi chăng nữa thì kiểu gì từ từ bạn cũng đâm ra chán nản và bắt đầu tìm cách phá hoại ngôi nhà trong mơ của mình cho… vui.
Dark Souls
Mặc dù series Dark Souls có gameplay cực kì khó, đến mức khiến bạn muốn “đập vỡ tay cầm”, nhưng trong phần chơi mạng thì nó cho phép những người chơi đi trước để lại một số lời nhắn, gợi ý cho người đi sau để vượt qua “ải” dễ dàng hơn một chút. Và như anh em cũng đã đoán ra rồi đó, có người sẵn sàng để lại những lời chỉ dẫn vô cùng hữu ích cho các “lính mới” đi sau; nhưng đồng thời cũng không thiếu những game thủ “chơi dơ”, khiến game đã khó nay còn ức chế hơn.
Một trong các trò “troll” được dùng nhiều nhất là để lại ghi chú ngay mép vực sâu, dụ người chơi nhảy xuống đó để lấy báu vật. Và dĩ nhiên đã có tương đối nhiều game thủ tin lời và làm theo, vô tình “gieo mình tự vẫn” luôn. Hoặc cũng có trò là chỉ dẫn người chơi khám phá một lối đi bí mật, nhưng thực chất là ở đó chẳng có lối đi nào cả, khiến game thủ xấu số tốn các chục phút đồng hồ xà quần xà quần quanh 1 vị trí cả để làm gì cả. Dù sao đi nữa thì cũng không trách người ta được, game khó quá mà, phải cho người ta xả xì-trét bằng cách “troll” người chơi khác chứ.
Tomb Raider
Nếu đánh giá một cách kỹ lưỡng thì bạn sẽ thấy nhà nữ thám hiểm tài ba Lara Croft thật ra là một người rất khó ưa và đáng ghét, một người sống theo chủ nghĩa thực dân chuyên đi vòng quanh thế giới, khai quật các ngôi mộ cổ để tìm báu vật, và rồi chiếm đoạt nó vì mục đích riêng. Không thể phủ nhận rằng Tomb Raider chơi rất cuốn hút và thú vị, nhưng việc game cho phép bạn xâm phạm đến một nền văn minh cổ đại, đã vậy còn lấy luôn cổ vật của họ thì thật là quá đáng.
Trong phần mới đây nhất là Shadow of the Tomb Raider thì chí ít nó cũng cho người chơi thấy rằng Lara Croft không hẳn là một người tốt, thậm chí ngay cả nhân vật phản diện cũng lên án việc Lara cứ lấy đi những thứ không thuộc về mình. Nhưng tất nhiên, đến cuối game thì Lara vẫn là Lara, luôn là một nhà thảm hiểm và vẫn sẽ tiếp tục “nhặt được của rơi, tạm thời… bỏ túi”.
Rocket League
Rocket League là một game rất dễ khiến cho nghiện nhờ kết hợp giữa 2 yếu tố đua xe và đá banh. Cho đến thời điểm này thì tựa game này vẫn còn khá là “hot” đấy nhé. Và dù mỗi khi ghi được bàn là sướng tê người, bạn rất có thể trở thành cái gai trong mắt đối phương lẫn… đồng đội. Bạn rất có thể chủ động phản lưới nhà, chặn những cút “sút” của đồng đội, hoặc là không cho đồng đội dâng bóng lên. Rồi sau khi ghi được bàn, chúng ta cũng có thể spam nút chat khiến đồng đội tương đối khó chịu, và khi đối phương ghi bàn thì chúng ta cũng có thể làm điều tương tự.
Mặc dù game vẫn có cơ chế để kiểm soát việc spam tin nhắn, nhưng bạn cũng chỉ bị “câm mồm” trong vài giây rồi thôi, sau đó lại tiếp tục được spam tiếp như chưa có gì xảy ra cả. Chính vì hệ thống chống troll trong game này hoạt động theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” nên các troller cứ thế mà mặc sức tung hoành, chả phải lo sợ điều chi cả.
Postal 2
Trên thị trường vẫn có thể loại game cho phép người chơi thỏa mãn thói quen bạo lực và bần tiện của mình. Và mặc dù cái tên sáng chói nhất là Grand Theft Auto, vẫn có một tựa game khác khiến bạn cảm thấy GTA vẫn còn “lương thiện” chán, đó là Postal 2. Nói không ngoa thì Postal 2 như là một game mô phỏng một kẻ khốn nạn vậy. Game khuyến khích người chơi hãy làm bất cứ những gì mình muốn, trong khi tagline của nó lại là “game chỉ bạo lực đến mức mà bạn muốn”.
Người chơi có thể dùng súng bắn điện chích vào những người thường cho tới khi họ tè ra quần (theo nghĩa đen), hoặc là chúng ta cũng có thể phóng uế lên người của họ, thiêu sống họ, hay thậm chí còn bắn cho chết luôn cũng được. Ngoài ra thì bạn còn có thể giết và làm hại thú vật, khiến một bầy voi chạy tán loạn, hoặc là đột nhập vào một văn phòng và xả súng giết tất cả nhân viên trong đó. Mặc dù đúng là thế giới trong Postal 2 đầy rẫy những tên vô lại, nhưng đây không phải là cái cớ để cho nhân vật trong game có thể tùy ý muốn làm hại ai thì làm.
Untitled Goose Game
Dù thích hay không thì cũng phải công nhận một điều rằng Untitled Goose Game là một tựa game hết sức độc đáo từ những năm gần đây. Đây là một tựa game giải đố kết hợp với yếu tố lén lút và hài hước; bạn sẽ được làm một con ngỗng tinh nghịch chuyên đi phá làng phá xóm tại một ngôi làng kỳ quái ở nước Anh.
Những việc phá hoại có thể kể đến như: mở một cánh cổng và khiến một người làm vườn bị ướt, hoặc “chơi ác” hơn thì đi cướp chìa khóa của người khác, nhốt con nít trong buồng điện thoại, ăn trộm cặp mắt kính của ông già rồi quăng nó xuống giếng. Ừ thì chả có ai chết trong game này cả, nhưng nội nhiêu đó thôi cũng đủ để khiến cả ngôi làng phát điên lên chi vì 1 con ngỗng rồi. Có khi đây là con ngỗng mất nết nhất trong làng game không chừng.
Heavy Rain
Những tựa game như Heavy Rain và Detroit: Become Human sẽ cho bạn điều khiển nhiều nhân vật khác nhau mà nếu bạn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác sẽ khiến nhân vật đó chết luôn, và game sẽ chuyển góc nhìn sang một nhân vật còn sống khác. Vì thế, đã có nhiều game thủ cố gắng tìm cách sao cho các nhân vật trong game đều có kết cục bi thảm nhất có thể. Nó cũng giống như câu chuyện của The Sims vậy: bạn có toàn quyền quyết định số mệnh của nhân vật trong game, hay nói nôm na là “bạn kêu ai nấy dạ”.
Đặc biệt, trong số các game của Quantic Dream thì Heavy Rain là game mà trong đó người chơi có chức năng khiến các nhân vật trong game phải chịu đau khổ tột cùng. Kết cục đau thương nhất là cả 3 nhân vật chính diện đều chết, còn nhân vật chính Ethan thì phải “treo dây đá ghế” sau khi con trai Shaun chết đi và bị vu oan rằng anh chính là kẻ sát nhân hàng loạt Origami Killer. Còn Origami Killer thật sự thì cứ thế lẩn trốn vào màn đêm, mất tăm.
Nguồn What Culture biên dich Gearvn
Nguồn: GameK
Bài viết Top 10 tựa game cho bạn đóng vai ác mà vẫn được kết thúc có hậu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đồ Chơi Công Nghệ.
source https://dochoicongnghe.com.vn/top-10-tua-game-cho-ban-dong-vai-ac-ma-van-duoc-ket-thuc-co-hau-14626.html
Nhận xét
Đăng nhận xét